Thủ đô Bangkok của Thái Lan lại rung chuyển bởi một vụ nổ mới tại bến
tàu Sathorn trưa ngày 18/8, chưa đầy một ngày sau vụ đánh bom kinh
hoàng tại đền Erawan khiến ít nhất 22 người thiệt mạng.
Theo Bangkok Post, các nhân chứng cho biết một thiết bị nổ đã được
ném xuống khu vực bến tàu, thiết bị này đã rơi xuống nước rồi phát nổ
lúc 13 giờ 20 phút chiều theo giờ địa phương.
Hiện chưa có thông tin về thương vong của vụ tấn công mới táo tợn này.
Cảnh sát hiện đã phong tỏa hiện trường và đóng cửa đường Sathorn đoạn
từ bến tàu tới trạm xe điện Saphan Taksin. Thợ lặn cũng được huy động
để thu hồi mảnh vật liệu nổ dưới nước.
Bến tàu Sathorn là nơi kết nối các chuyến tàu trên sông Chao Phraya, có rất đông du khách qua lại, đặc biệt là khách Trung Quốc.
Bộ trưởng Giao thông Prajin Juntong cho biết vụ đánh bom ở Sathorn
được thực hiện theo phương thức ném vật liệu nổ chứ không phải được cài
đặt sẵn.
Kể từ năm 2006, tại thủ đô Bangkok đã xảy ra nhiều vụ bạo lực chết
người liên quan đến chính trị, đi kèm với 2 cuộc đảo chính. Vụ đảo chính
mới nhất diễn ra năm 2014 đã lật đổ chính phủ của cựu Thủ tướng
Yingluck Shinawatra.
Chính quyền Thái Lan đã quy trách nhiệm hàng loạt vụ nổ nhỏ tại thủ đô Bangkok cho phong trào Áo Đỏ ủng hộ gia đình Shinawatra. Theo các nhà chức trách, phe Áo Đỏ thường thực hiện các cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào lực lượng an ninh hoặc các toàn nhà chính phủ. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Áo Đỏ quyết liệt bác bỏ các cáo buộc.
Hồi đầu năm nay, giới chức trách Thái Lan cũng đổ lỗi cho phe Áo Đỏ thực hiện vụ đánh bom tại hòn đảo du lịch Koh Samui. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát đã đính chính lại và cáo buộc phiến quân Hồi giáo nổi dậy ở miền nam nước này thực hiện vụ đánh bom trên.
Do đó, ngay sau khi vụ đánh bom đêm qua xảy ra tại tại đền thờ Hindu Erawan cướp đi mạng sống của ít nhất 22 người và làm hơn 100 người khác bị thường, nhiều người nghi ngờ, lực lượng phiến quân Hồi giáo ở miền nam phải chịu trách nhiệm cho vụ việc.
Erawan là đền thờ nổi tiếng thờ thần Brahma của đạo Hindu, song cũng có hàng ngàn Phật tử đến viếng đền mỗi ngày. Ngôi đền tọa lạc gần cầu vượt Ratchaprasong, trên một con đường chính đi qua khu trung tâm thương mại của Bangkok và bao quanh bởi ba trung tâm mua sắm lớn nên thường rất đông đúc.
Phát biểu trên sóng truyền hình, Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Udomdej Sitabutr cho hay, loại bom được sử dụng để tấn công ngôi đền Erawan ở trung tâm Bangkok đêm 17.8 không phải là loại bom mà phiến quân Hồi giáo ly khai ở miền nam thường dùng.
Theo ông Udomdej, những kẻ đánh bom tấn công đền Erawan hôm qua đã sử dụng các thủ đoạn không giống với các chiến binh ly khai Hồi giáo. Phiến quân Hồi giáo Thái Lan được cho là không có động cơ để nhắm vào người nước ngoài và cũng chỉ tiến hành các vụ tấn công bạo lực tại 3 tỉnh Hồi giáo ở miền nam nước này, chủ yếu nhằm vào các biểu tượng của chính quyền địa phương như trường học, đồn cảnh sát, căn cứ quân sự.
Thời gian qua, chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh các đợt trấn áp lực lượng Hồi giáo ly khai. Theo báo The Nation của Thái Lan, nhóm phiến quân này rất yếu sau khi bị quân đội chính phủ tấn công.
Ngoài ra, vụ đánh bom cũng xảy ra đúng vào thời điểm chính phủ Thái Lan đang ra sức tiêu diệt các băng đảng mafia trên khắp cả nước.
Khả năng vụ đánh bom là hành động của các kẻ tấn công khủng bố nước ngoài cũng được tính đến trong bối cảnh nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở vùng Tân Cương xa xôi, hẻo lánh ở Trung Quốc được cho là đang bất bình với chính phủ Thái Lan sau khi nước này trục xuất 100 người Duy Ngô Nhĩ về nước gần đây.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của chính phủ Thái Lan, Werachon Sukhondhapatipak nhấn mạnh: "Hiện vẫn còn quá sớm để quy trách nhiệm cho ai vì đến nay vẫn chưa có nhóm nào đứng ra thừa nhận gây ra vụ tấn công".
Trong khi đó, du khách người Anh, Michael Williams, 69 tuổi thường xuyên tới Thái Lan chia sẻ, ông rất buồn khi nghe tin về vụ đánh bom và cho rằng, những kẻ tấn công mang động cơ chính trị.
"Vụ việc khiến tôi rất buồn vì người dân Thái Lan rất tốt bụng và họ phải chịu đựng mất mát chẳng vì lý do gì. Nền kinh tế Thái Lan sẽ thiệt hại vì từ giờ mọi người chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ khi đến đây", ông Michael nói khi đứng bên ngoài một khách sạn gần hàng rào cảnh sát bên ngoài hiện trường vụ đánh bom.
Chính quyền Thái Lan đã quy trách nhiệm hàng loạt vụ nổ nhỏ tại thủ đô Bangkok cho phong trào Áo Đỏ ủng hộ gia đình Shinawatra. Theo các nhà chức trách, phe Áo Đỏ thường thực hiện các cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào lực lượng an ninh hoặc các toàn nhà chính phủ. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Áo Đỏ quyết liệt bác bỏ các cáo buộc.
Hồi đầu năm nay, giới chức trách Thái Lan cũng đổ lỗi cho phe Áo Đỏ thực hiện vụ đánh bom tại hòn đảo du lịch Koh Samui. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát đã đính chính lại và cáo buộc phiến quân Hồi giáo nổi dậy ở miền nam nước này thực hiện vụ đánh bom trên.
Do đó, ngay sau khi vụ đánh bom đêm qua xảy ra tại tại đền thờ Hindu Erawan cướp đi mạng sống của ít nhất 22 người và làm hơn 100 người khác bị thường, nhiều người nghi ngờ, lực lượng phiến quân Hồi giáo ở miền nam phải chịu trách nhiệm cho vụ việc.
Erawan là đền thờ nổi tiếng thờ thần Brahma của đạo Hindu, song cũng có hàng ngàn Phật tử đến viếng đền mỗi ngày. Ngôi đền tọa lạc gần cầu vượt Ratchaprasong, trên một con đường chính đi qua khu trung tâm thương mại của Bangkok và bao quanh bởi ba trung tâm mua sắm lớn nên thường rất đông đúc.
Thân nhân nạn nhân đau đớn gào khóc
Tuy nhiên, quân đội Thái Lan hôm nay đã lên tiếng phủ nhận giả thuyết
cho rằng, nhóm phiến quân Hồi giáo ở miền nam là thủ phạm của vụ đánh
bom đẫm máu.Phát biểu trên sóng truyền hình, Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Udomdej Sitabutr cho hay, loại bom được sử dụng để tấn công ngôi đền Erawan ở trung tâm Bangkok đêm 17.8 không phải là loại bom mà phiến quân Hồi giáo ly khai ở miền nam thường dùng.
Theo ông Udomdej, những kẻ đánh bom tấn công đền Erawan hôm qua đã sử dụng các thủ đoạn không giống với các chiến binh ly khai Hồi giáo. Phiến quân Hồi giáo Thái Lan được cho là không có động cơ để nhắm vào người nước ngoài và cũng chỉ tiến hành các vụ tấn công bạo lực tại 3 tỉnh Hồi giáo ở miền nam nước này, chủ yếu nhằm vào các biểu tượng của chính quyền địa phương như trường học, đồn cảnh sát, căn cứ quân sự.
Thời gian qua, chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh các đợt trấn áp lực lượng Hồi giáo ly khai. Theo báo The Nation của Thái Lan, nhóm phiến quân này rất yếu sau khi bị quân đội chính phủ tấn công.
Ngoài ra, vụ đánh bom cũng xảy ra đúng vào thời điểm chính phủ Thái Lan đang ra sức tiêu diệt các băng đảng mafia trên khắp cả nước.
Khả năng vụ đánh bom là hành động của các kẻ tấn công khủng bố nước ngoài cũng được tính đến trong bối cảnh nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở vùng Tân Cương xa xôi, hẻo lánh ở Trung Quốc được cho là đang bất bình với chính phủ Thái Lan sau khi nước này trục xuất 100 người Duy Ngô Nhĩ về nước gần đây.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của chính phủ Thái Lan, Werachon Sukhondhapatipak nhấn mạnh: "Hiện vẫn còn quá sớm để quy trách nhiệm cho ai vì đến nay vẫn chưa có nhóm nào đứng ra thừa nhận gây ra vụ tấn công".
Trong khi đó, du khách người Anh, Michael Williams, 69 tuổi thường xuyên tới Thái Lan chia sẻ, ông rất buồn khi nghe tin về vụ đánh bom và cho rằng, những kẻ tấn công mang động cơ chính trị.
"Vụ việc khiến tôi rất buồn vì người dân Thái Lan rất tốt bụng và họ phải chịu đựng mất mát chẳng vì lý do gì. Nền kinh tế Thái Lan sẽ thiệt hại vì từ giờ mọi người chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ khi đến đây", ông Michael nói khi đứng bên ngoài một khách sạn gần hàng rào cảnh sát bên ngoài hiện trường vụ đánh bom.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét